Dược lý cơ bản Đông y
DƯỢC LÝ ÐÔNG Y DƯỢC LUẬN: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN DƯỢC LIỆU TRONG ÐÔNG Y: Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đã phải tự tìm thức ăn, thức uống để sống. Trong quá trình đó có khi gặp phải cây cỏ có chất độc, hoặc cây cỏ có tính giải độc, hoặc ăn vào thấy khoẻ. Dần dần có nhận thức phân biệt, tích luỹ kinh nghiệm lợi dụng những tính chất đó nghiên cứu chữa bệnh. Như vậy việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thức uống, thuốc và chất độc cũng chỉ là một. Về sau có sự tổng hợp và đặt ra lý luận: Theo truyền thuyết, người ta cho rằng Vua Thần Nông một ngày nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần. Rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên là: " Thần Nông bản thảo " . Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc, và là Bộ sách cổ nhất của Ðông y ( chừng 4.000 năm trước ). Nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại thì Vua Thần Nông nói đây không phải là một người, mà là kinh nghiệm của nhiều người tích luỹ lại viết thành sách, rồi để gây tin tưởng mà truyền bá. Các tác giả đã đặt truyền thuyết về Vua Thần Nông, vì thực tế bộ sách này chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II. II. DƯỢC PHẨM NGŨ VỊ LUẬN: Thuốc có ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: - Tân ( cay ) thuộc Kim vào tạng Phế. - Cam ( ngọt ) thuộc Thổ vào tạng Tỳ - Hàm ( mặn ) thuộc Thuỷ vào tạng Thận - Toan ( mặn ) thuộc Mộc vào tạng Can - Khổ ( đắng ) thuộc Hoả vào tạng Tâm Thuốc có vị đắng thì bốc đi thẳng, tánh tiết ra. Thuốc có vị cay thì đi ngang dọc, tánh tán đi Thuốc có vị chua thì sơ thông, tánh liểm lại. Thuốc có vị mặn thì chặn đứng, tánh mềm nhuận. Chỉ có vị ngọt, có lên xuống, vì hành thổ ở Trung ương ngũ hành từ đó mà có, nên tánh nó bổ dưỡng. Ngoài ra còn có thêm vị đạm ( nhạt ), tính không qui vào tạng và chỉ đi vào kinh thái dương bàng quang nên tính hay lợi tiểu. III. DƯỢC PHẨM ÂM DƯƠNG LUẬN: Học thuyết âm dương là cơ sở chỉ đạo của Y học phương đông. Dược lý cũng không ngoài cơ sở đó.Thuốc có tứ khí, ngũ vị lại có tính thăng giáng, phù, trầm, luận về âm dương thì: Tứ khí: - Hàn ( lạnh ) - Nhiệt ( nóng )
- Lương ( mát ) - Thuộc âm - Ôn ( ấm )
- Thuộc dương
Ngũ vị: Và vị đạm. Vị cay, ngọt và đạm thuộc dương. Vị chua, đắng và mặn thuộc âm. Trong tứ khí và ngủ vị cũng chia như sau: - Hậu ( đậm đà, nồng nặc )
- Bạc ( nhẹ nhàng nhạt nhẽo )
- Vị hậu thì bổ
Khí hậu thì giáng
- Thuộc âm
- Vị bạc thì tán
Khí bạc thì thăng
- Thuộc dươn
Bàn về thăng giáng phù trầm thì: - Thăng phù ( đi lên, nổi ) thuộc dương. - Trầm giáng ( đi xuống, chìm ) thuộc âm. IV. DƯỢC THÂN CĂN SẢO BIỆN: ( Bàn về cách dùng thân, rễ, cành của cây thuốc ) Dùng theo đồng khí tương cầu thì : - Phần hướng lên trị bệnh thượng tiêu. - Phần hướng xuống trị bệnh hạ tiêu phần ở giữa trị bệnh trung tiêu. - Cành nhánh đi ra tứ chi. - Da vỏ đi ra bì phu - Ruột thân, rễ đi vào tạng phủ - Cây thuốc nhẹ dễ vào tâm phế - Cây nặng dễ vào can thận - Cây rổng ruột hay phát tán bên ngoài. - Cây đặt ruột chuyên trị bên trong - Thứ khô ráo vào khí phận. - Thứ ẩm ướt vào huyết phận. V.CÁCH ÐẶT TÊN CỦA VỊ THUỐC: 1. Căn cứ vào tính chất như:Phòng phong ( ngừa gió ), Ích mẫu ( giúp mẹ ),Tục đoạn (nối đứt ). 2. Căn cứ vào khí vị như: Ðinh hương, Cam thảo, Tế tân, Khổ sâm, Hương nhu. 3. Căn cứ vào hình dạng như: Ô đầu, Ngưu tất, Cẩu tích, Câu đằng. 4. Căn cứ vào màu sắc như: Hồng hoa, Huyền sâm, Tử thảo. 5. Căn cứ vào cách sống như: Hạ khô thảo, Bán hạ, Nhẩn đông đằng. 6. Căn vào bộ phận dùng như: Tang diệp, Cúc hoa, Quế chi, Mâu căn, Tô tử, Hổ cốt .. 7. Căn cứ vào người tìm ra vị thuốc như: Ðổ trọng, Hà thảo, Sử quân tử 8. Căn cứ theo từ ngoại quốc như: Actisô, Mạn đà la hoa. 9. Căn cứ vào nơi sản xuất như: Xuyên khung, Agiao ( keo ở tỉnh Ðông A )
DƯỢC VẬT VÀ CÁCH PHÂN LOẠI
Cây cỏ để ăn, cây cỏ có độc, cây cỏ làm thuốc một ranh giới khó phân biệt rõ ràng, vì tuỳ theo cơ thể mà chiụ được liều cao hay thấp, tuỳ theo khí hậu, đất đai hoạt chất có ít hay nhiều mà tăng hay giảm độ độc đối với cơ thể. Theo kinh nghiệm tích luỹ từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng cây cỏ dẫn đến việc phân loại cây cỏ, nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó lại thành hệ thống, làm một quy luật dự đoán cho những cây cỏ mà người chưa biết đến. Mỗi sự phân loại đều dựa trên quy luật chung. Ðược thịnh hành trong thời kỳ tiến hành phân loại và tất nhiên sẽ được bỏ qua sau đó với sự phát triển của khoa học. Ðiểm qua các cách phân loại được vật từ trước đến nay, có thể có mấy cách sau đây: a) Phân theo các học thuyết âm dương, ngũ hành và bát pháp. b) Phân theo dược lý đông dương. c) Phân theo đặc điểm thực vật, dược liệu. d) Phân theo dược lý trị liệu kết hợp Ðông - Tây y. I - PHÂN THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH, BÁT PHÁP: 1. Phân theo thuyết âm dương: Thuốc chia thành phần: Âm dược: Có tính trầm, giáng lạnh, mát, mặn, chua, đắng để trị dương chứng. Dương dược: Có tính phù, thăng, nóng, ấm, nhạt, cay, ngọt, để trị âm chứng. 2. Phân theo thuyết ngũ hành: Người xưa có đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành một rồi vận dụng tính chất đó trong điều trị và tìm thuốc theo bảng tóm tắt dưới đây: NGŨ HÀNH Màu sắc Mùi vị Tác dụng lên ngũ tạng Tác dụng lên lục phủ
MỘC
HOẢ
THỔ
KIM
THUỶ
Xanh Chua Can Ðởm
Ðỏ đắng Tâm Tiểu trường
Vàng Ngọt Tỳ Vị
Trắng Cay Phế Ðại trường
Ðen Mặn Thận Bàng quang
Trên cơ sở quy nạp theo bảng trên đây, sự phân loại các vị thuốc được giải thích như sau: - Về màu sắc của cây thuốc, người ta cho rằng những vị thuốc màu xanh đi vào can, màu đỏ trị huyết, trị tâm, màu vàng trị tiêu hoá, màu trắng trị phế, màu đen trị thận. Nhưng đó cũng là kinh nghiệm giản đơn, có cái đúng cũng có cái khó vận dụng. - Về mùi vị thì được Ðông y rất chú trọng, coi đó là một chỉ tiêu dược lý cần phải lưu ý, thông qua vị giác mà nhận thấy. . Vị cay:Có tác dụng chữa các bệnh thuộc phần biểu, làm ra mồ hôi, chữa khí huyết ngừng trệ, làm tán phong hàn ( Tiá tô, kinh giới ) làm giảm đau, chống co thắt, làm hoạt huyết, tiêu ứ ( Xuyên khung, Bạch chỉ ).
. Vị ngọt: Có tác dụng bổ dưỡng, để chữa các chứng hư ( Thục điạ, Mạnh môn ) làm bớt độc tính của thuốc hay giải độc cơ thể ( Cam thảo ), hào hoãn cơn đau ( Mạch nha, mật ong ), nhất là cơn đau dạ dày. . Vị đắng:Có tác dụng chỉ tả vào táo thấp ( làm giảm tiết xuất ), dùng trong chứng thấp nhiệt ( Hoàng đằng, Hoàng liên ). . Vị chua:Có tác dụng thu liểm, cố sáp ( chống tiết xuất làm khô ) Ðể chữa chứng ra mồ hôi, cố tinh, sáp - niệu ( Ngũ bội tử, Ômai ). . Vị mặn:làm mềm các chất ứ động, táo kiết ở ruột ( Mang tiêu, muối ) làm tẩy xổ. . Vị đạm:( không vị ) Ý Dĩ , Hoạt thạch có tác dụng lợi niệu. . Theo cảm giác của người bệnh mà xác định tính năng của thuốc. . Uống vào thấy lạnh là thuốc hàn, thấy nóng gọi là thuốc nhiệt, thấy ấm gọi là thuốc ôn, thấy mát gọi là lương. Ngoài ra, bệnh nhân còn có 4 cảm giác khi uống thuốc vào, và căn cứ vào nó để xác định tính năng cuả thuốc đó là: Thăng đi lên, giáng đi xuống, phù là phát tán ra bên ngoài, trầm là thấm lại vào bên trong và xuống dưới. 3. Phân theo bát pháp: Ở một mức độ tiến bộ hơn, thuốc được phân loại theo 8 tác dụng chủ yếu: thường được sử dụng trong 8 cách điều trị bệnh gọi là bát pháp: - Thuốc hản: có tác dụng giải biểu làm cho ra mồ hôi và còn được chia làm hai nhóm nhỏ:Tân ôn giải biểu - Tân lương giải biểu. - Thuốc thanh: có tác dụng làm mát mỗi khi có chứng sốt do viêm nhiễm, được chia làm ba nhóm: - Thanh nhiệt tả hoả - Thanh nhiệt giải độc - Thanh nhiệt lương huyết. - Thuốc ôn:được sử dụng trong các chứng: Lạnh ở tỳ vị, lạnh do suy sụp tuần hoàn. - Thuốc tiêu:Ðược sử dụng trong các chứng có cục, có hòn nổi lên khác thường, là những loại thuốc tiêu viêm, tiêu ứ, tiêu đạo, hoá tích. - Thuốc thổ:những loại thuốc làm cho nôn mữa để tống tháo các chất trong dạ dày. - Thuốc hạ:có tác dụng tẩy xổ, được sử dụng trong các chứng táo bón. - Thuốc hoà:để diều hoà nóng, lạnh, thường gặp trong các cơ thể sốt rét lâm sàng hoặc bệnh bán biểu bán lý. - Thuốc bổ:dùng để bồi bổ cơ thể, có 4 loại bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương. II - PHÂN THEO DƯỢC LÝ CỔ TRUYỀN ÐÔNG PHƯƠNG: 1. Phân theo Thần nông Bản thảo: Thần Nông Bản Thảo ghi chép được 365 vị thuốc, do kinh nghiệm sử dụng, được phân làm ba loại chủ yếu tuỳ theo độc tính: - Thuốc thượng phẩm: các dược liệu có tác dụng mà không có độc. - Thuốc trung phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng cũng không có độc. - Thuốc hạ phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng rất độc. 2. Phân theo tác dụng dược lý: ( lôi công bào chế ). Người ta chia các vị thuốc ra làm 10 loại chủ yếu:
- Thuốc bổ: các dược liệu chữa suy yếu. - Thuốc tuyên: chữa ngăn, uất. - Thuốc thông: chữa ứ, trệ - Thông tiết: chữa chưng bế - Thuốc kinh: chữa các chứng thực - Thuốc trọng: chữa chứng khiếp sợ, bất an. - Thuốc sáp: chữa chứng thoát, lỏng. - Thuốc hoạt: chữa chứng táo, kết. - Thuốc táo: chữa chứng ẩm thấp. - Thuốc thấp: chữa chứng khô táo. 3. Phân theo nguồn gốc dược liệu: ( Lý Thời trân - nhà minh ) chia dược ra làm 16 bộ: - Bộ thuỷ
- Bộ Hoả
- Bộ Thổ
- Bộ Kim
- Bộ thạch
- Bộ Thảo
- Bộ Mộc
- Bộ Cốc
- Bộ Thái
- Bộ Quả
- Bộ Phụ
- Bộ Trùng
- Bộ Giới
- Bộ Lân
- Bộ Cầm
- Bộ Thú
Mỗi Bộ Chia Làm Nhiều Loại Như Bộ Thảo: - Sơn Thảo ( Cỏ Ở Núi )
- Hương Thảo ( Cỏ Mùi Thơm )
- Thấp Thảo ( Cỏ Nơi Ẩm Thấp )
- Ðộc Thảo ( Cỏ Có Ðộc )
- Mạn Thảo ( Cỏ Mọc Leo )
- Thuỷ Thảo ( Cỏ Mọc Dưới Nước )
- Thạch Thảo ( Cỏ Mọc Trên Ðá )
- Thái ( Rêu ).
- Tạp Thảo ( Cỏ Mọc Linh Tinh ). 4. Phân loại theo dược lý trị liệu: ( Tuệ tỉnh Thiền sư ) Tuệ Tỉnh đã xây dựng bản thảo thuốc nam gồm 500 vị, phân loại vừa theo tính dược, vừa theo nguồn dược liệu. VD: Thuốc giải cảm cho ra mồ hôi. Bạc hà là loại cỏ mọc hoang vị cay tính ấm. Ngoài ra, Tuệ Tỉnh còn sắp xếp 222 loại dược liệu nguồn động vật, thực vật để làm thức ăn, trị bệnh bao gồm: - Loại Ngũ Cốc Và Hạt - Loại Rau
- Loại Củ - Loại Quả
- Loại Cỏ May
- Loại Chim Trời
- Loại Chim Nước
- Loại Thú
- Loại Cá
- Các Loại Khác Như: Ếch, Nhái, Cóc.
III - PHÂN THEO ÐẶC ÐIỂM THỰC VẬT DƯỢC LIỆU: Ngày nay theo Sự tiến triển của ngành hoá học, thực vật, cây cỏ làm thuốc được xếp theo họ thực vật, kết hợp với thành phần hợp chất, có tính sinh học chủ yếu có chứa trong từng loại. VD: Họ ngũ gia bì ( Araliaceae ) chưá nhiều Saponin. Họ á phiện ( papa veraceae ) chứa nhiều Ancaloit.
Hoạt tính sinh học của một cây là do thành phần hoạt chất mà nó có, vì thế ngày nay tính chất dược lý và thành phần hoá học của cây thuốc không thể tách rời nhau. Mỗi hoạt chất có tính chất dược lý riêng, trong một cây có khi lại có nhiều hoạt chất, ở tỷ lệ khác nhau, do đó mà tác dụng không giống nhau, nếu như dùng cây toàn phần. Từ đó người ta chủ trương triết lấy hoạt chất để dễ có một tác dụng hằng định, sử dụng dễ dàng trong lâm sàng tuỳ theo liều lượng yêu cầu. Tác dụng dược lý theo thành phần hoạt chất trên khắp thế giới, làm cho việc sử dụng cây cỏ làm thuốc có cơ sở khoa học hơn. Ðại khái có một số hoạt chất căn bản như sau: - Ancaloit
- Glucozit
- Acid Nhân Thơm - Saponin
- Flamonzit
- Anthraglucozit - Tinh Dầu
- Cumarin
- Tanin - Dầu Béo
- Vitamin
Ngày nay nhiều nước sử dụng dưới dạng hoạt chất toàn phần không đi vào hoạt chất trích ly tinh khiết để đở tốn kém, nhưng cũng cho phép định lượng được dễ dàng, vì đã loại bỏ được những thành phần khác không cần thiết. Nhưng cũng có một số tác giả chủ trương ly trích hoạt chất tinh khiết có hàm lượng cao để sử dụng, còn đối với các hoạt chất có hàm lượng thấp nhưng hoạt tính sinh học cao. Người ta hy vọng nghiên cứu cấu trúc hoá học của hoạt chất để tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Tuy thế, vẫn còn nhiều người ưa chuộng, dùng cây cỏ toàn phần, dùng tươi hoặc khô, dưới dạng sắc, dạng trà. IV - PHÂN THEO DƯỢC LÝ TRỊ LIỆU: Ðây là cách phân chia theo tính dược, theo kinh nghiệm cổ truyền đã được xác minh phần nào trên cơ sở khoa học về dược lý, hoá học, xếp theo yêu cầu điều trị hiện nay, làm thành từng nhóm gần giống như thuốc Tây y như: thuốc hạ nhiệt, thuốc tẩy xổ, thuốc nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long đờm .. để tiện cho Cán bộ Tây y sử dụng cây cỏ làm thuốc theo yêu cầu dược lý trị liệu hiện nay.
CÁCH KÊ ÐƠN THUỐC Ðơn thuốc thể hiện suy nghĩ của thầy thuốc đối với bệnh nhân, là sự tính toán cân nhắc trong các thế trận dàn ra để tấn công và phòng thủ trên cơ sở đánh giá đúng thể trạng của bệnh nhân và thuốc men có được của thầy thuốc. I - YÊU CẦU CỦA MỘT ÐƠN THUỐC: Một đơn thuốc phải đạt được yêu cầuchính sau đây: 1. Thể hiện rõ ràng đường lối điều trị. VD: Công tà, bổ chính, phát hản, thanh nhiệt, hoà giải, khu hàn ..
2. Bảo đảm sự cân đối giữa các vị thuốc: - Trị nguyên nhân gọi là quân - Làm tăng cường hiệu lực cho các vị thuốc chính ( hổ trợ ) gọi là thần - Có tác dụng thứ yếu gọi là tá - Có tác dụng điều hoà hướng dẫn gọi là sứ. 3. Bảo đảm liều lượng: Cho vừa đủ tác dụng, không nên quá nhiều, mà cũng không quá ít. 4. Bảo đảm không có sự cấm kỵ: - Các vị thuốc kỵ thai - Các vị thuốc tương phản lẫn nhau - Kiêng cử khi uống thuốc - Áp dụng chặt chẻ các quy chế về thuốc độc đông y theo quyết định của bộ y tế. - chú trọng chất lượng thuốc - đúng quy cách dược liệu. II - GIỚI THIỆU CÁC CÁCH KÊ ÐƠN THUỐC: 1. Kê đơn theo cổ phương gia giảm: Cổ phương là bài thuốc có kinh nghiệm điều trị tốt, được truyền lại trong sách vở của nhiều thời đại y học. Mỗi cổ phương chỉ thích ứng với từng nguyên nhân, tính chất và triệu chứng nên tuỳ tình hình cụ thể về sức khoẻ, bệnh tật, người ta có thể gia giảm điều chỉnh vị thuốc và liều lượng cho thích hợp. 2. Kê đơn theo đối chứng lập phương: Căn cứ vào tác dụng của các vị thuốc và đối chứng với các triệu chứng thấy được trên người bệnh nhân mà kê đơn theo nguyên tắc quân, thần, tá, sứ và gia giảm tạo thành đơn thuốc. 3. Kê đơn theo bài thuốc chung có gia giảm : Bài thuốc chung được xây dựng để giải quyết các triệu chứng chính của người bệnh, sau đó gia giảm theo thực tế lâm sàng qua triệu chứng theo tác dụng dược lý Ðông - Tây y kết hợp. 4. Kê đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa một số bệnh nhất định. Thực tế không thể đảm bảo được tính chất toàn diện của phương pháp chữa bệnh Ðông y, và gặp nhiều khó khăn trước bệnh phức tạp. 5. Kê đơn theo toa căn bản: Ðã xây dựng và áp- dụng ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, và ở miền Bắc sau khi hoà bình lập lại do Bác sỹ nguyễn văn hưởng lập phương. Toa thuốc căn bản có 6 tác dụng và 10 vị thuốc sau đây:
- Lợi tiểu: Rễ tranh; Nhuận gan: rau má; Nhuận trường: muồng trâu; Nhuận huyết: cỏ mực; Giải độc cơ thể: mãn trâu, cam thảo đất, ké đầu ngựa; Kích thích tiêu hoá: Gừng, củ sả, vỏ quít. Và gia giảm theo trạng thái bệnh lý, cùng một số dược liệu có thể thay thế được trong 10 vị, tuỳ dược liệu từng địa phương sẳn có
THUỐC ÐỘC VÀ SỰ TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC I - THUỐC KỴ THAI: Thuốc Bắc: - Ngoan ban, thuỷ điệt, cập Manh trùng ( ngoan xà, ban miêu ). - Ô đầu, phụ tử phối Thiên hùng. - Gỉa cát, thuỷ ngân, tinh bả đậu ( nam tinh ) - Nngưu tất, ý dĩ, dữ ngô công - Tam lăng, đại đổ, nguyên hoa, xạ ( xạ hương ). - Ðại kích, xà thoái, ngà, thư hùng ( nga thuật ). - Nha tiêu, mang tiêu, mẫu đơn, quế - Hoa hoè, khiên ngưu, tạo giác, thông ( thông thảo ). - Dạ minh, càn tất, giải, trảo, giáp. - Ðiạ đởm, Mâu căn, tỳ ma đồng. - Thường sơn, thưởng lục, ngưu hoàng, dã. - Hồ phấn, kim ngân bạc, lê tư - Vương bất lưu hành, quỹ tiến vũ. - Thần khúc, quỳ tử, dũ đại hoàng. Thuốc Nam: Vỏ chứa bầu, cổ ruà, cứt quạ, tơ hồng, thuốc dòi, hắc sửu, thần nông, dây choại, trung quân, củ riềng, các loại ngải, ngó bần, tầm sét, sâm nam, thần xạ, cây vang, điền thất, càn ranh, chó đẻ, muồng, nhàu rừng, ngó nghệ, cây mua, rễ khế, sầu nâu, trạch lan, vỏ quế, cây ngâu, xương khô, cây gấm, cà nghét, rễ tranh, sơn trắng, vỏ sứ Trung tâm Ðào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ y tế tỉnh Cà mau ng, a6y, gáo vàng, lài dưa, lài mít, hoàng nàn, đào lộn hột, tu hú, chán ba, bã đậu, trái trám, cây cần thăng, rễ bướm, bạc thau, dền gai, liễu yếu, mắc cở, võ vừng, bá bệnh, muồng cua, ngô công, cỏ xước, bo bo, thổ nẻ, chồi mồi, xích quả, xốt xạc, thần xa thâm, thường sơn, lức, cườm gạo, ô rô, ớt hiểm, giáng hương. II - BẢNG TƯƠNG KỴ THUỐC ÐÔNG Y: Mật Ong
#
Hành Hương
Lưu Huỳnh
#
Phát Tiêu
Thạch Tín
#
Thuỷ Ngân
Lan Ðộc
#
Mật Ðà tăng
Nha Tiêu
#
Tam Lăng
Tê Giác
#
Xuyên ô, Thảo ô
Ðinh Hương
#
Uất Kim
Quang Quế
#
Xích Thạch Chỉ
Ô Ðầu, Ô Trác # Cam Thảo
#
Lê Lô
Ðại Kích, Nguyên Hoa, Hải Tảo, Cam Hoạt #
Củ Huệ
Bạch Cập, Hoa Lâu, Bán Hạ,Bối Mẫu, Bạch Liễm
#
Các Loại Sâm, Bạch Thược Ớt
Tơ Hồng
#
Cườm Gạo
Rau Ðắng
#
Mật Ong
Cam Thảo Ðất #
Chán Ba
Hoàng Nàng Sứ Tây
#
Muối Ta
#
Lá Ngâu, Dây Cốc
Bối Mẫu
#
Hành Tây
Ðậu Ðen
#
Sâm Nam, Ðởm Thảo
Thạch Hộc
#
Cương Tầm, Bả Ðậu
Tỳ Ma
#
Ðậu Ðen
III - THUỐC ÐỘC BẢNG A & BẢNG B: ÐỘC BẢNG A: Có thể gây chết người ở liều lượng nhỏ: Bả Ðậu, Hoàng Nàng, Ô Ðầu, Mã Tiền, Thạch Tín, Ban Miêu, Thiềm Tô, Cà Ðộc Dược, Thông Thiên, Trúc Ðào. ÐỘC BẢNG B: Hoàng Nàng Chế, Bả Ðậu Chế, Mã Tiền Chế, Hùng Hoàng, Kinh Phấn, Thuỷ Ngân, Lưu Huỳnh, Phụ Tử ( muối 6 tháng )
DỤNG DƯỢC PHÁP - TÀNG DƯỢC PHÁP ( Cánh dùng thuốc và bảo quản thuốc ) I - DỤNG DƯỢC PHÁP: Uống thuốc: Có nhiều cách uống thuốc như: uống thuốc lúc nóng, lúc ấm, lúc nguội, trước bửa ăn, trong bửa ăn. - Thuốc giải biểu nên uống lúc còn nóng. - Thuốc tả hạ nên uống lúc đã nguội. - Thuốc trị huyết phận nên uống lúc ấm - Trị thượng tiêu nên uống sau bữa ăn. - Trị hạ tiêu nên uống trước bữa ăn - Trị trung tiêu nên uống trong bửa ăn. Xử lý thuốc: Dùng thuốc nếu có các vị cay, thơm, phát tán như: tía tô, kinh giới, bạc hà, trầm hương, tế tân. Phải tán mịn, để riêng, khi sắc xong hòa vào lúc còn nóng để uống, vì thuốc dễ bay hơi.
Các vị thuốc: Mang tiêu, mạch nha, a giao, cao quy bản, nên nấu riêng trước, gạn lấy cặn mới joà vào thuốc sắc và uống. II - TÀNG DƯỢC PHÁP: Cách cất giữ thuốc, có nhiều cách, nhưng nhìn chung muốn cho thuốc không bị ẩm mốc thì trước nhất . Khi cất giữ sắp xếp cũng phải có hàm ý phản lại tính nhau. VD:
Nhân sâm để chung với tế tân Băng phiến để chung với đảng tâm thảo. Xạ hương bọc bằng xà thoái Gừng Sống nên chôn giữ trông cất.
THUỐC & THUỶ - HOẢ CHẾ:
Mục đích của phương pháp bào chế Ðông y cũng giống như
mọi phương pháp bào chế khác: - Làm cho vị thuốc tốt hơn bằng cách loại bỏ những bộ phận vô ích như: lông, vỏ, hạt, lõi rác .. - Giảm bớt hay loại bỏ độc tính của vị thuốc hay những chất không cần thiết đối với một loại bệnh nhất định. - Giúp cho sự bảo quản dễ dàng hơn. VD: Những loại thuốc có tinh bột cần phải hấp trước khi phơi để diệt các chất men và làm chín tinh bột. - Nói chung phương pháp bào chế Ðông y cũng giống như tây y, nhưng có một số danh từ và cách làm hơi khác. Tuy nhiên, do không được đào tạo ở trường, lớp nên hiện nay bên cạnh cái đúng, cái hợp lý, có lẫn nhiều phương pháp phức tạp, cầu kỳ, đượm màu sắc mê tín không cần thiết. Ta có thể phân phương pháp bào chế Ðông y theo 3 loại: dùng lữa, dùng nước phối hợp cả lửa và nước, gọi " Thuỷ hỏa chế tạo pháp ". I - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DÙNG LƯẢ: 1. Sao: Nên sao bằng nồi đất để trợ khí của thuốc. 2. Ðoan: Cho thuốc thẳng vào lửa đốt đỏ lên để làm mất tính của nó đi. 3. Chích: Phép sao có tẩm thêm mật để thay đổi mùi vị 4. Ôỉ ( lùi ): Bọc đất sét hoặc gạo nếp để lùi vào lửa cho chín 5. Hông ( hơ ): Ðốt ở xa để tánh táo của thuốc không làm tổn thương khí 6. Bồi ( sấy ): Dùng sức nóng ở dưới gạch ngói để sấy làm tăng thêm vị khí thuốc. 7. Vi sao ( sao sơ ): Chỉ cho thuốc hơi có sức nóng, vừa ấm, dùng để nuôi thêm cái khí của thuốc. 8. Sao huỳnh ( sao vàng ): Sao cho thuốc có màu vàng để tăng thêm tính thuốc. 9. Sao thâm huỳnh ( sao cháy vàng ): Sao vàng cháy sém, để bớt tánh mảnh liệt của thuốc. 10. Mạch bì sao ( sao cám nếp ): chế bớt tánh nóng ráo của thuốc trừ thấp trệ, dẫn thuốc vào tỳ. 11. Thăng hoa: Ðể thuốc trong nồi đất trét kín rồi cho bốc khói đóng thành sương.
II - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ DÙNG NƯỚC: 1. Tý ( phun ): Phun nước cho hơi ướt để bớt tánh nóng ráo của thuốc. 2. Tẩm ( ngâm ): Dùng nước đổ ngập thuốc cho lâu để lấy tánh ướt ẩm mà cải biến đi tánh thuốc. 3. Khương chế: Dùng nước gừng để tẩm thuốc có được tính ôn. 4. Tửu chế: Dùng rượu để chế giảm bớt tính hàn lạnh của thuốc, thông ứ trệ đưa sức thuốc lên. 5. Diêm chế: Dùng giấm để tẩm thuoốc đi xuống nhẹ nhàng, giáng hỏa dẫn thuốc vào thận. 6. Thổ chế: Dùng giấm để tẩm thuốc, tác dụng trấn thống dẫn thuốc vào can. 7. Ðồng tiện chế: Dùng ước tiểu trẻ em tẩm thuốc, giảm bớt tánh mảnh liệt của thuốc giáng khí, thông hạ, dẫn thuốc vào tâm. 8. Mễ cam chế: Dùng nước vo gạo để chế bớt đi tính cương, táo của thuốc. 9. Nhũ nhân chế: Chế bằng sữa người, dùng để tư nhuận trợ ấm, trợ huyết. 10. Mật chế: Dùng mật ong để chế thuốc hòa hoãn trung châu, dẫn thuốc vào tỳ. 11. Thuỷ phi: Thêm nước vào vị thuốc rồi tán ra, sau đó khuyấy lên để lắng. 12. Thuỷ bào: Cho thuốc vào nước ngâm mau, để cho mềm vỏ mà lấy vỏ hoặc bỏ lông. III - PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ PHỐI HỢP NƯỚC VÀ LỬA: 1. Chưng: Ðem chưng cách thuỷ cho thuốc chín. 2. Chữ: Nấu cho vị thuốc vào nước lã hay nước ép của vị thuốc khác, rồi đun sôi nhẹ cho thuốc chín hay chất thuốc khác ngấm vào thuốc chế. 3. Tôi: Nung đỏ vị thuốc rồi nhúng vào nước lã hay giấm hoặc nước sắc cuả vị thuốc khác. 4. Tiễn ( sắc ): Cho thuốc vào nước ấm cô đặc để chất thuốc tan vào nước. 5. Cất: Ðun lấy hơi bốc lên, để ngưng đọng thành nước. 6. Ngoài ra còn dùng đậu đen hoặc cam thảo nấu nước cho thuốc vào ngâm để giải độc.
Dược ý cơ bản đông y DƯỢC LÝ ÐÔNG Y DƯỢC LUẬN:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN DƯỢC LIỆU TRONG ÐÔNG Y: Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đã phải tự tìm thức ăn, thức uống để sống. Trong quá trình đó có khi gặp phải cây cỏ có chất độc, hoặc cây cỏ có tính giải độc, hoặc ăn vào thấy khoẻ. Dần dần có nhận thức phân biệt, tích luỹ kinh nghiệm lợi dụng những tính chất đó nghiên cứu chữa bệnh. Như vậy việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thượng cổ. Nguồn gốc tìm ra thức ăn, thức uống, thuốc và chất độc cũng chỉ là một. Về sau có sự tổng hợp và đặt ra lý luận: Theo truyền thuyết, người ta cho rằng Vua Thần Nông một ngày nếm 100 cây cỏ để tìm thuốc, có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần. Rồi soạn ra sách thuốc đầu tiên là: ” Thần Nông bản thảo ” . Trong bộ này có ghi chép tất cả 365 vị thuốc, và là Bộ sách cổ nhất của Ðông y ( chừng 4.000 năm trước ). Nhưng theo các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại thì Vua Thần Nông nói đây không phải là một người, mà là kinh nghiệm của nhiều người tích luỹ lại viết thành sách, rồi để gây tin tưởng mà truyền bá. Các tác giả đã đặt truyền thuyết về Vua Thần Nông, vì thực tế bộ sách này chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ II. II. DƯỢC PHẨM NGŨ VỊ LUẬN: Thuốc có ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: - Tân ( cay ) thuộc Kim vào tạng Phế. - Cam ( ngọt ) thuộc Thổ vào tạng Tỳ - Hàm ( mặn ) thuộc Thuỷ vào tạng Thận - Toan ( mặn ) thuộc Mộc vào tạng Can - Khổ ( đắng ) thuộc Hoả vào tạng Tâm Thuốc có vị đắng thì bốc đi thẳng, tánh tiết ra. Thuốc có vị cay thì đi ngang dọc, tánh tán đi Thuốc có vị chua thì sơ thông, tánh liểm lại. Thuốc có vị mặn thì chặn đứng, tánh mềm nhuận. Chỉ có vị ngọt, có lên xuống, vì hành thổ ở Trung ương ngũ hành từ đó mà có, nên tánh nó bổ dưỡng. Ngoài ra còn có thêm vị đạm ( nhạt ), tính không qui vào tạng và chỉ đi vào kinh thái dương bàng quang nên tính hay lợi tiểu. III. DƯỢC PHẨM ÂM DƯƠNG LUẬN: Học thuyết âm dương là cơ sở chỉ đạo của Y học phương đông. Dược lý cũng không ngoài cơ sở
đó. Thuốc có tứ khí, ngũ vị lại có tính thăng giáng, phù, trầm, luận về âm dương thì: Tứ khí: - Hàn ( lạnh )
- Lương ( mát ) - Thuộc âm
- Nhiệt ( nóng )
- Ôn ( ấm )
- Thuộc dương
Ngũ vị: Và vị đạm. Vị cay, ngọt và đạm thuộc dương. Vị chua, đắng và mặn thuộc âm. Trong tứ khí và ngủ vị cũng chia như sau: - Hậu ( đậm đà, nồng nặc )
- Bạc ( nhẹ nhàng nhạt nhẽo )
- Vị hậu thì bổ
Khí hậu thì giáng
- Thuộc âm
- Vị bạc thì tán
Khí bạc thì thăng
- Thuộc dươn
Bàn về thăng giáng phù trầm thì: - Thăng phù ( đi lên, nổi ) thuộc dương. - Trầm giáng ( đi xuống, chìm ) thuộc âm. IV. DƯỢC THÂN CĂN SẢO BIỆN: ( Bàn về cách dùng thân, rễ, cành của cây thuốc ) Dùng theo đồng khí tương cầu thì : - Phần hướng lên trị bệnh thượng tiêu. - Phần hướng xuống trị bệnh hạ tiêu phần ở giữa trị bệnh trung tiêu. - Cành nhánh đi ra tứ chi. - Da vỏ đi ra bì phu - Ruột thân, rễ đi vào tạng phủ - Cây thuốc nhẹ dễ vào tâm phế - Cây nặng dễ vào can thận
- Cây rổng ruột hay phát tán bên ngoài. - Cây đặt ruột chuyên trị bên trong - Thứ khô ráo vào khí phận. - Thứ ẩm ướt vào huyết phận. V.CÁCH ÐẶT TÊN CỦA VỊ THUỐC: 1. Căn cứ vào tính chất như:Phòng phong ( ngừa gió ), Ích mẫu ( giúp mẹ ),Tục đoạn (nối đứt ). 2. Căn cứ vào khí vị như: Ðinh hương, Cam thảo, Tế tân, Khổ sâm, Hương nhu. 3. Căn cứ vào hình dạng như: Ô đầu, Ngưu tất, Cẩu tích, Câu đằng. 4. Căn cứ vào màu sắc như: Hồng hoa, Huyền sâm, Tử thảo. 5. Căn cứ vào cách sống như: Hạ khô thảo, Bán hạ, Nhẩn đông đằng. 6. Căn vào bộ phận dùng như: Tang diệp, Cúc hoa, Quế chi, Mâu căn, Tô tử, Hổ cốt .. 7. Căn cứ vào người tìm ra vị thuốc như: Ðổ trọng, Hà thảo, Sử quân tử 8. Căn cứ theo từ ngoại quốc như: Actisô, Mạn đà la hoa. 9. Căn cứ vào nơi sản xuất như: Xuyên khung, Agiao ( keo ở tỉnh Ðông A )