BÀI TẬP
QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU & HÀNG TỒN KHO BÀI 1: Công ty ABC có doanh thu hàng năm là 500 triệu, tổng chi phí cho hàng bán là 300 triệu. Công ty chấp thuận thời gian bán chịu hiện nay là 30 ngày. Nợ phải thu khách hàng lên đến 30 triệu. Chi phí quản lý và thu hồi nợ lên đến 20 triệu. Nợ khó đòi dự kiến là 12 triệu. Công ty hiện có 3 chính sách bán chịu được đưa ra như sau: -
Chính sách A: không chấp nhận bán chịu. Chính sách B: điều kiện bán chịu là 2/10- net 30. Chính sách C: điều kiện bán chịu là 2/10- net 60.
Công ty dự kiến mức doanh thu có thể đạt được cho từng chính sách trên cơ sở mức doanh thu hiện nay như sau: Chính sách A, doanh thu sẽ ổn định ở mức 350 triệu; Chính sách B, mức doanh thu sẽ gia tăng đáng kể và đạt mức 600 triệu; Chính sách C, doanh thu sẽ là 650 triệu. Phòng kế toán của công ty nhận định tổng chi phí cho hàng bán tùy thuộc vào lượng hàng bán ra dự kiến. Hiện nay tổng chi phí cho hàng bán chiếm 60% doanh số bán. Mỗi một mức bán ra tương ứng với một chi phí xác định, khi mức bán ra tăng thì chi phí tiêu thụ hàng hóa giảm vì một số định phí sẽ phân bổ cho số lượng lớn hơn. Nhưng với một mức sản lượng nhất định nào đó các chi phí ạli tăng vì các chi phí loại này có thể tăng. Trên cơ sở đó mức dự toán tổng chi phí cho hàng bán như sau: Chính sách A chiếm 60% doanh thu; Chính sách B chiếm 50% doanh thu; Chính sách C chiếm 55% doanh thu. Căn cứ vào công tác quản lý các khoản nợ phải thu từ khách hàng và việc đánh giá khách hàng trong mỗi chính sách bán chịu, công ty xác định các chi phí quản lý nợ và các khoản nợ khó đòi dự kiến như sau: Chi phí A B C 1. Chi phí quản lý và thu hồi nợ (triệu đồng) 10 30 40 2. Nợ khó đòi dự kiến (theo doanh thu) 2% 3% Trong các điều kiện bán chịu cho mỗi chính sách cho thấy mức chiết khấu cũng là một yếu tố quan trọng. Tỷ trọng tiêu thụ mà khách hàng chấp nhận chiết khấu được công ty đánh giá là 60% doanh thu cho chính sách B và 50% doanh thu cho chính sách C. Thông thường khi khách hàng chấp nhận chiết khấu thường trả tiền vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu. Đối với các khách hàng khác một số trả trong thời hạn bán chịu, một số sẽ trả tiền trễ hơn. Theo kinh nghiệm, công ty dự 1
kiến kỳ thu tiền bình quân được tính chung như sau: Chính sách B là 24 ngày, Chính sách C là 45 ngày. Khi thực hiện các chính sách bán chịu này sẽ làm cho các khoản phải thu của công ty tăng hoặc giảm, từ đó kéo theo sự tăng giảm các nguồn tài trợ cho nên làm tăng giảm chi phí cho các nguồn tài trợ, và hiện tại chi phí vốn của công ty là 10%. Hãy đánh giá các chính sách bán chịu của công ty. BÀI 3: Doanh thu trong năm của công ty An-Pha là 1.200 triệu đồng và có chính sách bán chịu là 2/10 – net 40. Tuy nhiên chỉ có 25% doanh thu được người mua thanh toán sớm trong vòng 10 ngày để hưởng chiết khấu, 70% doanh thu được thanh toán sau 40 ngày và 5% doanh thu còn lại người mua thanh toán lên đến 50 ngày. Vậy kỳ thu tiền bình quân của doanh thu bán hàng là bao lâu? Doanh thu thuần của công ty trong năm là bao nhiêu? BÀI 4: Công ty CBA đang xem xét lại chính sách bán chịu. Điều kiện bán hàng hiện nay của công ty là 2/10 – net 30 và giả sử 100% doanh thu đều bán chịu. Công ty đang xem xét chuyển đổi chính sách bán chịu mới với điều kiện 3/10 – net 30 và 2/20 – net 60 và các kết quả dự kiến của chính sách bán chịu mới như sau: Chỉ tiêu 2/10 – net 30 3/10 – net 30 2/20 – net 60 Doanh thu (triệu đồng) 500 500 600 Định phí (triệu đồng) 50 50 50 Định phí (triệu đồng) 355 355 426 % doanh thu hưởng chiết khấu 30% 55% 95% Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 35 28 12 Nợ khó đòi (%/doanh thu) 3% 2% 4% Chi phí quản lý và thu hồi nợ 0.2% 0.2% 0.5% (%/doanh thu) Nếu chi phí sử dụng vốn là 10% và thuế suất thuế thu nhập của công ty là 40% thì công ty có nên thay đổi chính sách tín dụng không? BÀI 5: Công ty AFC có nhu cầu về nguyên liệu X trong năm là 1.000 tấn với giá mua là 800.000 đồng/tấn. Mỗi khi đặt hàng cho đơn vị cung cấp với chi phí là 225.000 đồng/lần, chi phí lưu trữ tồn kho mỗi tấn chiếm 10% giá mua. Nếu công ty sử dụng mô hình EOQ, yêu cầu: 1) Số lượng đặt mua tối ưu cho loại nguyên liệu này là bao nhiêu? 2) Mức tồn kho bình quân là bao nhiêu? 3) Số lần đặt hàng bao nhiêu lần trong năm? 2
4) Nếu thời gian giao hàng là 5 ngày thì điểm đặt hàng mới sẽ vào lúc nào? 5) Tổng chi phí cho lượng nguyên liệu tồn kho trong năm là bao nhiêu (kể cả chi phí mua hang)? BÀI 6: Công ty HC có nhu cầu tồn kho sản phẩm X để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong năm là 1.200 sản phẩm. Số sản phẩm này công ty đặt mua tại một công ty sản xuất ABC. Chi phí cho mỗi lần đặt hàng là: 1.250.000 đồng, giá mua (giá bán ra của ABC) đơn vị sản phẩm là 3.000.000 đồng, chi phí lưu trữ cho một sản phẩm chiếm 10% giá mua. Yêu cầu: 1) Hãy xác định số lượng đặt hàng tối ưu, mức tồn kho bình quân, số lần đặt hàng trong năm, khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng, chi phí đặt hàng, chi phí lưu trữ tồn kho, tổng chi phí tồn kho trong năm theo mô hình EOQ. 2) Xác định điểm đặt hàng nếu thời gian giao hàng là 8 ngày? 3) Giả sử khi bán hàng, công ty sản xuất ABC có đưa ra chính sách bán hàng có chiết khấu như sau: Số lượng mua mỗi lần (sản phẩm) Suất chiết khấu/ giá bán đơn vị 0 – 199 0% 200 – 399 0,25% 400 – 599 1,25% Từ 600 trở lên 1,75% Khi đó công ty HC có thay đổi số lượng mua hàng mỗi lần không?
3